Tiểu sử Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu

Tiểu sử Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu

4982
0

Tiểu sử “Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu

      Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (2 tháng 1 năm 1873 – 30 tháng 9 năm 1897), là một nữ tu Công giáo được phong hiển Thánh và được ghi nhận là một Tiến sĩ Hội Thánh.

  Thời thơ ấu

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu chào đời tại Alencon, Pháp. Têrêsa là con của Louis Martin – một thợ đồng hồ và Zelie-Marie Guérin – một người dệt đăng-ten. Cha mẹ của Têrêsa rất đạo đức. Louis đã từng muốn làm thầy tu nhưng lại bị từ chối vì không biếttiếng Latin. Zelie-Marie đã từng muốn làm nữ tu nhưng bị cho biết là bà không có ơn gọi. Thay vào đó, bà khấn là nếu kết hôn, bà sẽ dâng hết các con mình cho Giáo hội. Louis và Zelie-Marie gặp nhau vào năm 1858 và lấy nhau chỉ ba tháng sau đó. Họ có chín người con, nhưng chỉ có năm cô con gái – Marie, Pauline, Leonie, Celine và Therese (Têrêsa) – là sống sót đến tuổi trưởng thành. Têrêsa là con út trong nhà. Việc đan đăng-ten của Zelie thành công đến nỗi Louis bán tiệm sửa đồng hồ của mình để giúp bà.
Zelie chết vì bệnh ung thư vú năm 1877 khi Têrêsa chỉ mới bốn tuổi. Louis bán cửa tiệm đăng-ten và dọn đến Lisieux, vùngCalvados, trực thuộc Normandie, nơi người em vợ là Isidore Guerin, một dược sĩ, sống với vợ và hai con gái.

Têrêsa theo học tại Tu viện Notre Dame due Pre của dòng Bênêđictô. Khi người được chín tuổi, chị Pauline, người đã đảm nhận vai trò là “người mẹ thứ hai” của cô, gia nhập một tu viện dòng Camêlô tại Lisieux. Têrêsa cũng muốn vào dòng Camêlô như chị, nhưng khổ nỗi vẫn còn nhỏ quá. Ở tuổi 15, sau khi chị Marie cũng gia nhập tu viện ấy, Têrêsa lại thử xin vào dòng một lần nữa, nhưng cha bề trên của tu viện lại không cho vì Têrêsa còn quá trẻ. Cha Têrêsa đem cô con gái 15 tuổi của mình đi hành hương Rôma. Trong một buổi tiếp kiến chung với Giáo hoàng Leo XII, Têrêsa đã xin người cho phép mình nhập dòng ở tuổi 15. Nhưng Giáo hoàng Leo XII lại nói: “Này con, hãy làm theo ý bề trên quyết định”.
Ít lâu sau, Giám mục Bayeux ra quyền cho bề trên dòng nhận Têrêsa. Tháng 4 năm 1888, Têrêsa trở thành một nữ tu dòng Camêlô. Năm 1889, cha Têrêsa lên cơn đột quỵ và phải vào nhà thương tư Bon Sauveur tại Caen, nơi ông ở ba năm. Ông trở lại Lisieux vào năm 1892 và qua đời năm 1894. Với cái chết của cha mình, Celine, người đã lo cho ông, gia nhập tu viện mà các chị em kia đang sống. Năm 1895, người chị em bà con là Marie Guerin cũng gia nhập cùng dòng. Còn Leonie, sau nhiều lần thất bại với dòng Camêlô, trở thành nữ tu Francoise-Therese của dòng Đức Bà Thăm viếngCaen.

  Đường Thơ Ấu

Thánh Têrêsa được biết đến nhiều nhất bởi linh đạo “Đường Thơ ấu” của mình. Trong việc tìm kiếm sự thánh thiện, Têrêsa đã thấu hiểu rằng để đạt được đều ấy và bày tỏ tình yêu của mình đối với Chúa, thì không cần phải thực hiện những việc làm anh hùng hoặc “cao siêu”. Têrêsa viết: “Tình yêu chứng tỏ chính nó bởi việc làm, vì vậy làm sao con có thể chứng tỏ tình yêu của mình được? Con không thể làm những việc cao siêu được. Cách duy nhất để con chứng tỏ tình yêu của mình là bằng cách rắc hoa; những bông hoa này là tất cả những hy sinh bé nhỏ, mỗi cái nhìn, mỗi lời nói và thực hiện mọi việc làm bé nhỏ nhất với tình yêu”. Linh đạo “Đường Thơ ấu” này cũng xuất hiện trong con đường người nữ tu trẻ tiến đến đời sống thiêng liêng: “Đôi lúc, khi con đọc các bài viết thiêng liêng, nơi mà sự hoàn hảo được cho thấy với một ngàn cản trở cũng như những ảo tưởng xung quanh nó, tâm trí bé nhỏ tội nghiệp của con trở nên mệt mỏi, con đóng cuốn sách, để lại đầu óc con như bị cắt ra làm đôi và trái tim con như bị co rút lại. Con mở Kinh Thánh ra. Và ngay lúc đó, tất cả đều trông thật là rực rỡ, một chữ duy nhất đã mở ra những chân trời vô tận cho linh hồn của con. Sự hoàn hảo trông thật là dễ dàng. Con thấy đó là đủ để nhận ra sự hi hữu của mình và vì như vậy, dâng trọn bản thân mình, như một đứa trẻ, vô cánh tay của Chúa nhân lành. Để lại cho những tâm hồn vĩ đại, những trí óc vị đại những cuốn sách to tát con không thể hiểu nổi, con vui mừng hớn về sự bé nhỏ của mình bởi vì “chỉ có trẻ nhỏ và những ai có đầu óc như vậy sẽ được nhận vào bữa tiệc Thiên Đàng“. Những đoạn văn như cái ở trên cũng cho thấy Têrêsa chứa nhiều tình cảm và cũng rất ngây thơ. Điều này được thể hiện rõ qua cách người nữ tu tiến đến sự cầu nguyện: “Đối với con, cầu nguyện là sự dấy lên của trái tim, nó là một cái nhìn đơn sơ vềThiên Đàng, nó là tiếng kêu của nhận diện và tình yêu, ôm ấp cả khổ cực lẫn niềm vui. Nói một cách khác, nó là một cái gì đó cao quý, siêu nhiên, mở rộng tâm hồn con ra và kết hợp nên một với Chúa… Con đã không có dũng cảm để tìm trong sách các lời kinh đẹp đẽ… Con giống như một đứa con nít chưa biết đọc, chỉ nói với Chúa tất cả những gì con muốn và Ngài sẽ hiểu thấu.”Sức khỏe suy yếu và qua đời”

Những năm cuối cùng của Têrêsa được đánh dấu với sự suy sụt được chịu đựng một cách kiên trì, không lời than thở. Sáng Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1896, Têrêsa bắt đầu ho ra máu. Căn bệnh lao phổi đã đi đến hồi nghiêm trọng. Têrêsa đã có liên lạc với một cơ sở truyền giáo của dòng Camêlô ở bên Đông Dương thuộc Pháp và đã được mời đi, nhưng vì bệnh tình, nên đã không đi được. Tháng 7 năm 1897, Têrêsa được chuyển đến bệnh xá của tu viện, nơi người nữ tu trẻ trút hơi thở cuối cùng vào ngày 30 tháng 9 năm 1897, ở tuổi 24. Trên giường bệnh, người ta nói rằng Têrêsa đã trối: “Con đã đạt đến mức mà không thể nào chịu đau khổ được nữa, bởi vì đau khổ đã trở nên quá ngọt ngào đối với con.”

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN